Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.

1. Torus hàm trên là gì và cách phân loại 

Có thể nhiều người đã nghe đến thuật ngữ torus hàm trên tuy nhiên không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của nó. 

Torus hàm trên là gì?

Torus hàm trên còn được gọi là lồi xương hàm trên hay vòm miệng hình xuyến. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng phát triển bất thường của xương trong vòm họng. 

Torus xương hàm trên là sự phát triển bất thường của xương trong vòm miệng

Torus xương hàm trên là sự phát triển bất thường của xương trong vòm miệng

Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, tỷ lệ nữ bị lồi xương hàm trên cao hơn nam và dễ xảy ra với người có gốc Châu Á. Phần xương lồi trong vòm họng có thể khác nhau về hình dạng, kích thước và chủ yếu hình thành ở đường giữa của khẩu cái cứng. Khi sờ có thể cảm nhận được tình trạng sưng nhưng không gây khó chịu hay đau đớn gì. 

Phân loại 

Dựa vào hình dáng của phần xương lồi có thể chia lồi xương hàm trên thành các loại sau: 

  • Torus hình thoi: Phần xương lồi hẹp và dài, bắt đầu từ vùng gai cửa chạy dọc đến phần sau của khẩu cái cứng, chủ yếu hình thành và phát triển ở đường ráp của hai xương hàm trên. 

  • Torus dạng thùy phát triển chỉ với một lồi xương duy nhất, có cuống và đáy rộng, kích thước lớn hơn hẳn các dạng torus khác. 

  • Torus phẳng phát triển với một xương lồi kích thước lớn, phẳng và dẹp, có thể xuất hiện hai bên đường ráp xương hàm trên. 

  • Torus dạng nốt là những hòn xương nhỏ, hình thành và phát triển riêng lẻ ở 2 bên đường giữa. Khi lồi xương phát triển với kích thước lớn có thể tập trung lại thành một xương lồi duy nhất, có rảnh ở giữa các hòn xương.  

Các dạng lồi xương hàm trên dựa vào hình dáng

Các dạng lồi xương hàm trên dựa vào hình dáng

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bị torus hàm trên 

Việc xác định được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến lồi xương hàm trên sẽ giúp bạn có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. 

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân có thể khiến xương hàm trên phát triển bất thường là:

  • Nếu cha mẹ hoặc gia đình bạn có người bị lồi xương hàm thì sẽ có khả năng bạn cũng sẽ bị torus hàm trên do yếu tố di truyền. 

  • Chế độ ăn không cần bằng, tiêu thụ quá nhiều cá biển trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho lồi xương hàm trên phát triển. 

  • Thói quen nghiến răng tạo áp lực lên cấu trúc xương trong miệng, kích thích sự phát triển quá mức của xương và hình thành bệnh torus. 

  • Mật độ xương giảm thấp cũng có thể dẫn đến nguy cơ hình thành lồi xương hàm trên. 

Yếu tố nguy cơ  

Ngoài những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lồi xương hàm trên thì bạn còn cần phải chú ý các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh như sau: 

  • Lứa tuổi xương đang phát triển mạnh sẽ có khả năng lồi xương hàm trên gia tăng kích thước. 

  • Nữ giới, đặc biệt người có gốc Châu Á. 

  • Người thường xuyên bổ sung vitamin D hoặc chất béo không bão hòa. 

  • Gia đình có người thân bị lồi xương hàm. 

  • Người mắc một số bệnh lý về xương dẫn đến mật độ xương thấp.

Chế độ ăn quá nhiều cá biển trong thời gian dài có thể dẫn đến lồi xương hàm trên

Chế độ ăn quá nhiều cá biển trong thời gian dài có thể dẫn đến lồi xương hàm trên

3. Dấu hiệu nhận biết torus hàm trên

Lồi xương hàm trên thường không gây ra bất kỳ đau đớn hay triệu chứng nào. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết thông qua những đặc điểm của lồi xương: 

  • Những khối xương nổi, hình thành và phát triển ở giữa vòm miệng, đơn độc và cứng với nhiều kích thước khác nhau từ 2 - 6 mm. 

  • Khi sờ sẽ thấy một điểm bất thường trong vòm miệng, nhô hơn một chút so với các vùng lân cận. 

  • Lồi xương có nhiều hình dạng khác nhau, có thể phẳng, hình thoi, dạng thủy hoặc dạng nốt rời rạc. 

  • Thông thường, giai đoạn tuổi dậy thì có thể hình thành và phát triển lồi xương hàm, đến tuổi trung niên thì chậm gia tăng kích thước và ngừng thay đổi khi về già hay thậm chí là thu hẹp do quá trình tiêu xương tự nhiên của tuổi tác.

Hầu hết tình trạng torus xương hàm không gây đau và ở dạng lành tính nên không cần can thiệp. Tuy nhiên, có những trường hợp lồi xương có kích thước quá lớn gây cản trở hoạt động nói, nhai, nuốt và vệ sinh răng miệng. Đặc biệt những trường hợp lắp răng giả gây nhiều cản trở. 

Ngoài ra, lồi xương rất dễ bị tổn thương, trầy xước do hoạt động của răng miệng nhưng lâu lành vết thương vì không có mạch máu. Điều này có thể gây ra tình trạng lở loét, nhiễm trùng lồi xương hàm trên. 

4. Chẩn đoán và điều trị torus hàm trên như thế nào?

Trước khi đưa ra chỉ định có điều trị can thiệp torus xương hàm trên hay không thì bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng nhằm xác định chính xác tình trạng lồi xương. 

Chẩn đoán

Phương pháp để chẩn đoán xác định lồi xương hàm trên là: 

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra lồi xương hình thành ở hàm trên và thăm hỏi bệnh nhân những triệu chứng đã xảy ra trong thời gian gần nhất.

  • Tiến hành các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng gồm xét nghiệm máu chụp X - Quang hoặc CT Scan để xác định chính xác bệnh lý. 

Điều trị

Sau khi đã có kết quả chắc chắn về tình trạng lồi xương hàm trên, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và tư vấn biện pháp điều trị. 

  • Trường hợp bệnh nhân sức khỏe bình thường và lồi xương không gây bất cứ cản trở nào thì bác sĩ khuyến cáo không nên điều trị. 

  • Một số bệnh nhân cần thiết phải can thiệp để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.

Kỹ thuật cắt bỏ khối xương lồi ở hàm trên không quá phức tạp, tuy nhiên cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật răng hàm mặt có trình độ chuyên môn và trang thiết bị máy móc hiện đại để tránh rủi ro cũng như biến chứng. 

Trường hợp cần thiết người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ phần lồi xương hàm

Trường hợp cần thiết người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ phần lồi xương hàm

Nếu bạn đang một nơi an toàn để kiểm tra tình trạng torus hàm trên và phẫu thuật cắt bỏ thì có thể lựa chọn nha khoa Thủy Phan. Đây là một trong những địa chỉ an toàn và uy tín để thăm khám và điều trị, thực hiện các kỹ thuật liên quan đến răng hàm mặt.

Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline: 090544 8686 để được chuyên gia tư vấn và đặt lịch khám sức khỏe.

Bài viết liên quan

21

06

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. 

21

06

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ 

21

06

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.

21

06

Vị trí răng hàm và cách xử trí các vấn đề ở răng hàm

Răng hàm còn được gọi là răng cối, thường mọc phía trong cùng trên cung hàm và đảm nhiệm 2 chức năng quan trọng đó là bảo vệ xương hàm và nghiền nhỏ thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí răng hàm và cách xử trí các vấn đề thường gặp ở răng hàm.

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn